SỐNG LÀ PHẢI BIẾT THỞ ĐÚNG CÁCH

Thở Để Tồn Tại:

         Dĩ nhiên khi nghe câu này xong ai cũng sẽ phì cười một cách miệt thị cả. Với quan niệm của mọi người thì ai sống mà không thở. Khi hỏi thở làm sao thì chỉ trả lời rằng hít vào và thở ra, cái đó thì ai mà không biết, đứa con nít 3 tuổi còn trả lời được huống chi là người lớn.

         Đúng vậy đứa bé 3 tuổi còn nói được nhưng người già 80 tuổi còn chưa làm được nữa. Phàm ai cũng thở, nhưng thở như thế nào để tự chữa bệnh cho mình và tăng tuổi thọ? Điều này mới là một vấn đề đáng nói.

         Mọi người chỉ biết thở theo quán tính mà không hề hay biết rằng mình đang thở vội, và không biết kiểm soát hơi thở của mình. Điều này thật nguy hiểm vì nó có thể gây ra bệnh mà ta không hề hay biết.

     https://i0.wp.com/www.anninhthudo.vn/Uploaded/lienmai/2012_08_14/ngungon.jpg

         Để nhận biết trong hơi thở người có bệnh bắt đầu phát tác hay không, thì hãy kiểm chứng:

    –    Người ấy khi ngủ có ngáy thành tiếng không? Hơi thở khi ngủ có bị đứt quãng không? Hơi thở nặng nề và nghe như có gì chận lại, có đàm.

    –    Khi thức người đó nói không ra hơi. Trong hơi thở nặng nhọc cố gắng kéo hơi.

         Vì sao? Hãy để khoa học kiếm chứng trước đã, vì ngày nay ai cũng chú trọng vào khoa học kỹ thuật cả và coi kinh nghiệm dân gian là không thực. Tuy nhiên vẫn nói một điều rằng có những việc mà khoa học vẫn chưa nói được một câu nào ngoài những câu nói nước đôi không kết quả. Trong khi những việc đó đem ra thực tế hoàn toàn có kết quả mỹ mãn.

         Vì kinh nghiệm dân gian chỉ dựa trên nền tảng truyền miệng lại mà không có lập luận dẫn chứng. Thuốc Đông y thì có nhiều nhưng người dân không biết tận dụng nên cho rằng không bằng thuốc Tây y.

Thở Theo Cách Nhìn Của Khoa Học:

         Thở là một loại hoạt động sinh lý tự nhiên do hệ thống thần kinh tự động điều khiển. Nhóm cơ ở lồng ngực và cơ hoành phồng lên và xẹp xuống hút, đẩy khí vào và ra. Tuy nhiên, hơi thở tự nhiên thường không vận dụng hết năng lực thực sự của 2 lá phổi.

        Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có Nitrogen (78,1% theo thể tích) và Oxygen (20,9%), với một lượng nhỏ Argon (0,9%), Carbon dioxide (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác…

         Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngàyđêm.

         Vì vậy khi ta hít khí vào không chỉ có Oxygen, mà còn có các tạp chất khác, còn gọi là khí rác. Trong khi cơ thể con người chỉ có thể tiếp nhận được oxygen.

         Thế nhưng thông thường mọi người chỉ thở theo quán tính tự nhiên mà không hề biết kiểm soát hơi thở của mình sao cho đúng. Với quan niệm rằng thở bằng phổi nên họ chỉ biết hít vào đúng vị trí của phổi và thở ra mà thôi.

         Nếu chỉ thở như thế thì khí chỉ đi theo đúng qui trình như sau: Khí sẽ được lấy vào qua mũi, dẫn vào phế quản và đến phổi. Ở đây quá trình trao đổi khí sẽ được thực hiện làm cho máu huyết lưu thông, sau đó mang khí thải ra ngoài.

         Và sự trao đổi đó không được thực hiện một cách triệt để hoàn toàn, tạo nên những chất độc tiềm ẩn trong các cơ quan nội tạng mà khí chưa đến được.

        Đó là chưa nhắc đến những tế bào chết không được trao đổi khí tốt để được đưa ra theo các cơ quan bài tiết như lỗ chân lông, hệ tiêu hóa…

         Và các độc tố này sẽ được hình thành dưới dạng mỡ vón cục bao quanh mạch máu lâu ngày tắc nghẽn gây ra chứng đột quị nhồi máu cơ tim, thiếu máu tuần hoàn não…

         Hoặc có thể hình thành các nhọt bên trong nội tạng, theo thời gian sẽ biến chứng thành ung thư (nổi ra ngoài là nhọt, nằm bên trong là ung).

         Vậy làm thế nào để được gọi thực sự là thở đúng cách, và có thể triệt tiêu được các chất thải trong cơ thể một cách đúng nghĩa? Làm cách nào để các cơ quan nội tạng làm việc tốt trong quá trình đào thải các tế bào chết? Mỡ trong cơ thể không bị tích trữ lại?

Thở Đúng Và Kiểm Soát Được Sự Luân Chuyển Của Khí:

         Theo thuật ngữ của Kungfu Thiếu Lâm Tung Sơn và chiều dài lịch sử của nó luôn gắn liền với Phật Pháp. Cho nên sẽ luôn nhắc nhiều đến lý nhân quả, có vay có trả, duyên sanh và diệt, nghiệp lực đối ngẫu, thấu triệt cội căn…

         Nhân sanh vạn pháp vốn tự chân như! Chúng sanh giai hữu Phật tánh!

         Vạn Pháp Thế Gian vốn được cấu tạo từ Tứ Đại: Đất, Nước, Gió, Lửa

    –    Thân này bao gồm các nguyên tố: xương (Calcium), máu (sắt: Fe)… Thảy đó là từ đất mà hình thành. Nếu ai còn nghi ngại xin hãy thực tế những thân người đã khuất được đưa vào lò thiêu thì nó sẽ ra cái gì?

    –    Máu huyết lưu thông trong cơ thể là chất lỏng. Khi khát ta tiếp nhận nước. 75% cơ thể là nước.

    –    Không khí lấy từ ngoài vào để tác động thêm cho sự trao đổi chất đó là gió.

    –    Thân luôn phát ra nhiệt giữ ấm đó là lửa.

         Lửa muốn cháy được, đất muốn phì nhiêu, nước muốn chảy cũng cần phải có khí! Vũ trụ vô minh, vạn Pháp vô minh, thân người vô minh… dù rằng hình hài có khác. Nhưng tánh giác chẳng thể sai biệt. Sắc thân tương đồng cấu tạo.

         Cuộc sống con người và súc vật luôn được tính bằng hơi thở. Khi hơi thở không còn điều đó đồng nghĩa với Tứ Đại tan rã. Sự sống đến duyên đoạn tuyệt!

         Như trên đã nói: các độc tố hình thành dưới dạng mỡ vóc cục. Vậy muốn làm cho mỡ tan thì phải dùng sức nóng của lửa. Mà lửa muốn cháy được phải có gió.

         Cho nên ta phải biết cách thở đồng hành với các động tác đúng hữu hiệu để tạo ra lửa trong cơ thể. Nước trong cơ thể sẽ làm công việc tiếp nối là tống các độc tố trong cơ thể ra ngoài theo lỗ chân lông gọi là mồ hôi, hay hệ tiêu hóa gọi là phân.

         Khi thở thì không phải thở vội theo cách thông thường. Mà phải biết quán chiếu hơi thở: khí đi vào từ mũi, qua khí quản đến phổi để lọc khí, sau đó xuống bụng nơi quả thận( còn gọi là đan điền), và thở ra bằng miệng.

         Nên nhớ vốn vạn pháp thế gian thảy đều vay mượn. Đã vay mượn thì phải biết rằng vay bao nhiêu trả bấy nhiêu. Vì thế khi thở cũng vậy, không nên giữ lại cái gì không phải của mình. Kiểm soát hơi thở đúng qui trình không sai biệt gọi là hít sâu, thở tận.

tap khi cong6 300x225 Tác dụng bảo vệ sức khỏe của việc tập khí công

Công Dụng Của Hít Sâu Thở Tận:

         Ngoài tác dụng tự chữa bệnh thân, hít sâu thở tận còn chữa bệnh tâm. Đó là làm cho tinh thần minh mẫn, vượt qua nỗi sợ hãi, kềm chế được thân không bị tam độc (tham, sân, si) dẫn dắt.

         Hít sâu thở tận còn được gọi là khí công. Công là việc làm. Khí công là việc làm của khí. Mà nó xuất phát từ Thiếu Lâm Tự trên núi Tung do Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma chế tác, thuyết giảng trong Thiếu Thất động. Nên pháp hiệu của nó được gọi chẳng thiếu, chẳng thừa, chẳng đủ là  khí công kungfu Thiếu Lâm Tung Sơn.

         Đây là những chia sẽ chân thành của đệ tử từ những vốn liếng sở học kém cỏi về  khí công kungfu Thiếu Lâm Tung Sơn. Với mong muốn những thông điệp này có thể giúp ích cho mọi người. Đệ tử chí tâm thành đảnh lễ các Chư Vị Tổ Sư gia hộ thêm cho những tâm thành này! Để duy trì thêm cho khí công kungfu Thiếu Lâm Tung Sơn chậm lại sự mai một thất truyền.

Photobucket

1 responses to “SỐNG LÀ PHẢI BIẾT THỞ ĐÚNG CÁCH

Bình luận về bài viết này